Tin khuyến mãi

Erwin Schrödinger Là Ai ?


Erwin Rudolf Josef Alexander Schrödinger sinh ngày 12 tháng 8 năm 1887 – mất 4 tháng 1, 1961) ông thọ 73 tuổi.

Là nhà vật lý người Áo với những đóng góp nền tảng cho lý thuyết cơ học lượng tử, đặc biệt là cơ học sóng: ông nêu ra phương trình sóng mô tả trạng thái của hệ lượng tử (phương trình Schrödinger phụ thuộc thời gian và dừng) và đã chứng minh hai hình thức cơ học sóng và cơ học ma trận của Werner Heisenberg về bản chất là giống nhau.

Erwin Schrödinger cũng tự đề xuất ra cách giải thích cho ý nghĩa vật lý của hàm sóng và những năm về sau ông luôn phản đối cách giải thích Copenhagen về bản chất của cơ học lượng tử (với nghịch lý nổi tiếng con mèo của Schrödinger). Ngoài ra, ông còn nghiên cứu trong những lĩnh vực khác như: cơ học thống kê và nhiệt động lực học, lý thuyết điện môi, lý thuyết màu sắc, điện động lực học, thuyết tương đối rộng, và vũ trụ học, cũng như thử xây dựng một lý thuyết trường thống nhất.

Trong cuốn sách của ông Sự sống là gì?, Erwin Schrödinger thảo luận về di truyền học, ông giải thích các hiện tượng sự sống trong tự nhiên theo quan điểm của vật lý học. Ông cũng chú trọng đến khía cạnh triết học trong khoa học, những khái niệm triết học từ thời cổ đại, luân lý học và tôn giáo.

Ông cũng viết một số công trình về triết học và sinh học lý thuyết.


Con mèo của Schrödinger là một thí nghiệm tưởng tượng nghĩ ra bởi Erwin Schrödinger để cho thấy sự thiếu hoàn hảo của những cách hiểu về cơ học lượng tử vào thời của ông, khi suy diễn từ các hệ vật lý vi mô sang các hệ vật lý vĩ mô.

Minh họa cho thí nghiệm của Erwin Schrodinger

Schrödinger đã đưa ra thí nghiệm này khi tranh luận cùng với Albert Einstein về cách hiểu Copenhagen, một cách hiểu về cơ học lượng tử mà cả Einstein và Schrödinger phản đối. Trong cách hiểu này, khi con mèo bị tách rời khỏi mọi nhiễu loạn, trạng thái của con mèo sẽ chỉ có thể biết được ở dạng chồng chập của các trạng thái lượng tử cơ bản (trạng thái riêng). Mỗi khi hệ thống đo đạc muốn xác định trạng thái của con mèo thì hệ thống này đã làm nhiễu loạn trạng thái của mèo; nói cách khác hệ thống đo đạc có vướng víu lượng tử với con mèo.

Mặc dù các ý tưởng của cơ học lượng tử áp dụng cho các vật thể vi mô, chứ không mô tả các vật thể vĩ mô như con mèo, thí nghiệm này cũng cho thấy những khái niệm cơ bản trong cơ học lượng tử, khác biệt với thế giới vĩ mô quen thuộc.

Thí nghiệm
Giải thích của thuyết đa thế giới. Theo thuyết này, mọi sự kiện đều là điểm rẽ nhánh. Trạng thái sống và chết của mèo nằm trên hai nhánh của vũ trụ, cả hai nhánh đều có thật, nhưng không tương tác với nhau.

Schrödinger đã viết:

    Một con mèo được nhốt vào trong hòm sắt, cùng với các thiết bị sau (mà con mèo không thể tác động vào): một ống đếm Geiger và một mẩu vật chất phóng xạ nhỏ đến mức trong vòng một tiếng đồng hồ chỉ có 50% xác suất nó phát ra một tia phóng xạ. Nếu có tia phóng xạ phát ra, ống đếm Geiger sẽ nhận tín hiệu và thả rơi một cây búa đập vỡ lọ thuốc độc hydrocyanic acid nằm trong hòm sắt và mèo sẽ chết. Nếu trong vòng một tiếng vẫn không có tia phóng xạ nào phát ra, mèo sẽ vẫn sống. Hàm sóng của hệ thống sẽ là sự chồng chập của cả trạng thái con mèo sống và con mèo chết và cả hai trạng thái chồng chập có biên độ như nhau.

    Trong những trường hợp như này, sự vô định của thế giới vi mô đã chuyển sang thế giới vĩ mô, và có thể được giải quyết bằng quan sát trực tiếp. Nó giúp chúng ta tránh phải chấp nhận một cách ngây thơ một "mô hình bị làm nhòe" khi mô tả thực tại. Bản thân các tình huống như này không có gì thiếu rõ ràng. Có sự khác biệt giữa một bức ảnh chụp nhòe của vật thể nào đó và một bức chụp rõ nét của đám mây hay sương mù
.

Đoạn trên được lược dịch từ đoạn văn dài trong bài báo E. Schrödinger, "Die gegenwärtige Situation in der Quantenmechanik" ("Hiện trạng của cơ học lượng tử"), Naturwissenschaften,  (tháng 11 năm 1935).

Với thí nghiệm này, Schrödinger đã hỏi: khi nào thì một hệ lượng tử ngừng tồn tại ở trạng thái chồng chập của các trạng thái cơ bản và trở thành một trong số các trạng thái cơ bản?

Trường phái Copenhagen cho rằng chỉ khi có sự can thiệp của người quan sát thì trạng thái của hệ lượng tử mới xác định. Trong thí nghiệm tưởng tượng này bản thân con mèo phải là quan sát viên (nếu nó sống, nó chỉ nhớ là mình đã luôn sống) hoặc là sự tồn tại của nó ở một trạng thái xác định đòi hỏi sự can thiệp của một quan sát viên bên ngoài. Như vậy dường như chính sự tác động của quan sát viên quyết định trạng thái của mèo. Điều này là không thể chấp nhận được với Albert Einstein, người cho rằng trạng thái của con mèo là độc lập với việc quan sát.

Nguồn : Wiki

0 comments:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Tìm kiếm

 


Liên hệ mua hàng : Mr.Lâm : 0918.04.1369 | Ms.Phụng : 01679.023.164